1. Đọc hướng dẫn sử dụng
Có một thói quen của người dùng là rất ít khi đọc hướng dẫn của nhà sản xuất trong cách bảo quản quần áo, nhưng đây lại là điều hết sức quan trọng.
Bạn đã bao giờ để ý các ký hiệu hướng dẫn cách giặt ủi thường được may kèm trên một tấm vải nhỏ bên trong quần áo. Hay bạn đã hỏi nhân viên bán hàng xem có thể giặt chiếc áo này bằng máy được không? Chỉ cần tìm hiểu một chút, bạn sẽ thấy những thông tin này là cực kỳ dễ nhớ, tiện ích.
Một số kí hiệu mà nhà sản xuất thường dùng để lưu ý khách hàng: giặt bằng máy, có thể ngâm trong nước lạnh, không quá 300 độ C (biểu tượng thùng nước và một dấu chấm ở giữa); giặt bằng máy, nước ở nhiệt độ hơi ấm (biểu tượng thùng nước, có 2 dấu chấm ở giữa); không dùng hóa chất tẩy vì sẽ làm phai màu (biểu tượng tam giác đen bị đánh dấu chéo); không được vắt (biểu tượng hai sợi vải xoắn vào nhau bị gạch chéo); không được ủi bằng hơi nước (biểu tượng chiếc bàn ủi bị gạch chân)...
2. Cách giặt quần áo
- Bạn thường xuyên nhồi nhét một đống quần áo vào máy giặt, để tiết kiệm thời gian và cả vì lười… và hậu quả sẽ là những chiếc áo trắng ngả màu, những chiếc quần dính đầy bông vải… Thay vì vậy, hãy bỏ ra thêm khoảng 2,3 phút để phân loại màu áo, sau đó giặt chúng với chế độ phù hợp.
- Tất cả các loại quần áo sợi bông, đồ len màu đỏ hoặc tím, nếu ta dùng nước pha với giấm để giặt, màu sắc sẽ luôn tươi sáng bóng như mới.
3. Cách phơi quần áo
- Bạn có thường xuyên vứt quần áo vào mỗi tối và sáng mai mới đem phơi? Đó quả thực là một sai lầm, khi quần áo bị tình trạng bèo nhèo, xoắn xít trong thời gian dài. Thay vì đó, hãy tranh thủ giặt quần áo sớm hơn để có thể đem phơi ngay sau đó.
- Lúc phơi cần lưu ý:
+ Lộn trái quần áo trước khi phơi, nó sẽ giúp chúng bền màu hơn.
+ Hạn chế phơi ở nơi quá nhiều nắng, vì nó khiến quần áo bạn sẽ bị cứng quèo và nhanh sờn rách, thay vì đó hãy tìm nơi nhiều gió, nắng nhẹ.
+ Tranh thủ cất quần áo khi chúng vừa khô
4. Cách ủi đồ
Mỗi chất vải cotton, len… chịu được một mức nhiệt nhất định, đó là lý do vì sao các nhà sản xuất luôn phải đặt lưu ý nhiệt độ riêng biệt. Nếu ủi ở nhiệt độ thấp hơn sẽ khiến sợi vải bị chai, mà vẫn không được thẳng, còn nếu cao hơn thì sẽ làm vải bị co rút. Vì thế, dừng ngay suy nghĩ ủi nhiệt độ nào cũng được, miễn là phẳng phiu và không cháy mà hãy chọn chế độ ủi thích hợp.
5. Cất giữ quần áo
Có những trang phục bạn rất ít khi dùng đến, hoặc trang phục khác mùa… và bạn thường xuyên xếp và cất chúng xuống đáy tủ, hoặc cho vào một góc khuất trong tủ và ít khi để ý đến chúng. Đó quả là một sai lầm vì nơi ấy chính là môi trường ẩm, không có ánh sáng, quần áo rất dễ lên mùi, ẩm mốc, tệ hơn nữa khi kiến, gián làm tổ.
Dùng túi vải, túi lưới để bọc quần áo không mặc thời gian tới là một thói quen tuyệt vời, hạn chế bới túi nylon vì nó hạn chế lưu thông không khí, quần áo dễ bốc mùi, nấm mốc. Ngoài ra đặt viên chống ẩm, kiểm tra thường xuyên quần áo là những việc hết sức cần thiết nếu bạn muốn bảo quản quần áo lâu dài.
0 nhận xét